Bóng chuyền là một môn thể thao được chơi giữa hai bên đối diện. Với sáu cầu thủ trong mỗi đội. Trong đó các cầu thủ chủ yếu dùng tay để đánh bóng qua lưới. Mục tiêu là cố gắng làm cho bóng tiếp đất vào phần sân của đội đối phương. Tính đến nay có hơn 800 triệu người trên thế giới đã và đang chơi bóng chuyền. Vì vậy nó đã trở thành một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Bóng chuyền cũng có một số rủi ro nhất định. Bao gồm chấn thương mắt cá chân, chấn thương vai, chấn thương chân và chấn thương đầu gối. Tuy vậy với những kiến thức phòng ngừa, bạn sẽ có thể giảm thiểu tỉ lệ chịu đau xuống thấp nhất có thể.
Chấn thương bóng chuyền xảy ra chủ yếu ở phần thân trên
Khác với bóng đá khi toàn trận đấu đôi chân giữ vai trò chủ đạo. Với bóng chuyền, đôi tay được xem là vũ khí đối diện trực tiếp với đối thủ và quyết định chiến thắng. Sự vận động linh hoạt, liên tục với cường độ cao dẫn tới không ít chấn thương tay có thể gặp phải. Chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền thường khá đa dạng.
Bóng chuyền mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ví dụ như nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần đồng đội, tăng cường giao lưu tập thể. Bởi vậy khi tập luyện và thi đấu bóng chuyền cần phải có nhịp điệu thi đấu phù hợp. Khi tham gia bóng chuyền, người chơi phải sử dụng toàn bộ các cơ để đỡ, để chuyền và để đập bóng. Có nhiều loại chấn thương mà người chơi mắc phải khi đánh bóng chuyền. Dưới đây là một số loại chấn thương cơ bản khi đánh bóng chuyền mà ai cũng mắc phải.
Tay là vị trí dễ bị chấn thương nhất
Biểu hiện như ngón tay có nhiều chỗ sưng và bầm tím. Khi duỗi cổ tay và bàn tay sẽ thấy đau. Nắm chặt hay cử động mạnh sẽ đau không dứt.
Nên áp dụng ngay phương pháp phòng tránh và điều trị. Đó là ngừng chơi bóng chuyền và chườm lạnh chỗ đau. Thực hiện hướng dẫn điều trị và hồi phục theo hướng dẫn của chuyên gia. Trong quá trình hồi phục cần thay băng tay khớp cổ tay, băng dính ép khớp ngón tay để trợ lực. Dử dụng các loại băng dán giúp các chấn thương nhanh hồi phục và hấp thụ qua da dễ dàng các dưỡng chất. Nếu chấn thương nặng hãy tham gia điều trị theo hướng dẫn và sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Chấn thương do chật khớp vai
Biểu hiện đặc biệt như vận động thấy các khớp vai trở nên đau. Vai bị sưng nhức nhiều khi còn thấy bị đỏ. Khi xoay vai trở nên khó khăn do đau vùng vai.
Phương pháp phòng tránh và điều trị chính là ngừng chơi ngay. Sau đó chườm đá lên vai 15 phút. Tập các bài kéo giãn các nhóm cơ vùng vai hoặc vận động nhẹ nhàng.
Chấn thương chân cũng không ngoại lệ
Biểu hiện là có cảm giác khó khăn khi đầu gối bị đau và viêm gân gót chân. Ngoài ra biểu hiện khó phát hiện nhất là chân bị sưng to gây phù. Vì vậy cần phải đi kiểm tra để giảm chấn thương nặng do chảy máu bên trong.
Phương pháp phòng tránh và điều trị khá đơn giản. Nên xử lý sơ cứu ban đầu. Tránh xoa bóp vùng cơ bị đau vì nó sẽ làm nặng hơn. Nên dùng nạn để tránh lực dồn về phía các khớp đau. Có chế độ nghỉ ngơi và hạn chế vận động để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Kết luận
Bóng chuyền – môn thể thao thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Không chỉ rèn luyện sức bền, khả năng nhanh nhạy. Môn thể thao thú vị này còn là giải pháp tăng chiều cao tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chơi thể thao, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những tổn thương trên cơ thể. Bóng chuyền cũng vậy. Khám phá các chấn thương khi chơi bóng chuyền thường gặp và cách điều trị, phục hồi trong bài viết ở trên nhé.