Tìm hiểu cách phòng tránh những chấn thương bóng rổ phổ biến

Tìm hiểu cách phòng tránh những chấn thương bóng rổ phổ biến

Mặc dù bóng rổ được cho là môn thể thao ít nguy hiểm. Nhưng vẫn có rất nhiều cơ hội để xảy ra va chạm. Khiến cho cơ, khớp hoặc gân bị tác động mạnh nên bị đứt hoặc rách. Các bước nhảy, chạy nước rút ngắn và xoay người trong bóng rổ là những tác nhân gây ra chấn thương. Các chấn thương chấn thương phổ biến hơn trong bóng rổ bao gồm chấn thương cấp tính. Hoặc chấn thương xảy ra do một lực tác động đột ngột. Chúng có thể khá nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Theo các báo cáo mới nhất, người ta ước tính rằng có hơn 1,6 triệu ca chấn thương liên quan đến bóng rổ mỗi năm.

Chấn thương bóng rổ là một điều quen thuộc với các vận động viên

chấn thương

Theo Hiệp hội chỉnh hình Hoa Kỳ, có một số chấn thương phổ biến thường xảy ra với các cầu thủ bóng rổ. Bao gồm bong gân mắt cá chân, ngón tay bị kẹt, chấn thương đầu gối, thâm tím đùi và gãy chân. Một tổng hợp 17 năm về chấn thương ở NBA cho thấy: “Các vận động viên chuyên nghiệp tại NBA có tỷ lệ chấn thương liên quan đến trò chơi rất cao. Viêm xương bánh chè là vấn đề nặng nề nhất. Còn bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất”.

Bóng rổ xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1891. Phát minh bởi James Naismith, sử dụng quả bóng đá và 2 chiếc rổ tròn. Ngày nay, bộ môn này đang ngày càng phát triển và được yêu thích trên thế giới. Đồng thời tốc độ của người chơi cũng được đẩy lên rất cao. Tuy nhiên, khi tốc độ gia tăng sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn như rất dễ gây ra chấn thương cho các cầu thủ. Cùng tìm hiểu 5 chấn thương cơ bản mà người chơi bóng rổ rất dễ gặp phải và làm sao để ngăn ngừa chúng nhé!

Chấn thương ở vùng bàn chân hoặc cẳng chân

Các báo cáo y khoa chỉ ra rằng: chấn thương ở các chi dưới thường để lại những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt với vùng chân và mắt cá chân. Khi người chơi bóng rổ bị lúng túng, khó kiểm soát bóng, đạp trúng hay vô tình nhảy lên quả bóng khi chúng rơi xuống đất, sẽ rất dễ xảy ra chấn thương với vùng này.

chấn thương chân

Cách phòng ngừa: Hãy chuẩn bị cho mình 1 đôi giày bóng rổ tốt. Có khả năng bảo vệ vùng mắt cá chân và cổ chân thật tốt. Những đôi giày bóng rổ cổ cao có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên, với mỗi mặt sân tập luyện và thi đấu khác nhau bạn cần chuẩn bị những đôi giày bóng rổ khác nhau. Mặt sân trong nhà hoàn toàn khác với mặt sân bên ngoài. Do đó những đôi giày bóng rổ cũng cần có những đặc trưng riêng.

Thêm vào đó, nếu có thể, hãy sử dụng đồ bảo hộ như băng cổ chân, mắt cá chấn trước khi thi đấu. Điểm này sẽ giúp giảm và hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương với 2 vùng này.

Chấn thương vùng đùi

Các động tác xoay, chạy và nhảy trên sân khi chơi bóng rổ khiến các cơ vùng đùi và bắp đùi có thể bị căng tức. Từ đó gây ra chấn thương cho người chơi. Các vết bầm tím có thể xảy ra khi có va chạm giữa sự thay đổi của các cơ và dây chằng.

Cách phòng ngừa: Có 1 số thương tích bạn khó có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có bất cứ điều gì đó bất thường, hãy đi kiểm tra ngay lập tức. Nên tập luyện các bài khởi động cho phần cơ, dây chằng và bắp đùi trước khi bước vào trận đấu. Điều này sẽ giúp các cơ của bạn thả lỏng hơn và hạn chế chấn thương. Các vết xước và thâm tím có thể xảy ra khi bạn va chạm với mặt sân. Do đó hãy chú ý mang theo đồ bảo hộ cần thiết khi chơi bóng.

Chấn thương đầu gối

chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối xếp thứ 3 trong danh sách những chấn thương chung dễ gặp của môn bóng rổ. Cách phòng ngừa: Khi các cơ bắp ở chân được tăng cường sẽ hạn chế được phần nào tổn thương cho vùng đầu gối. Hãy chăm chỉ tập luyện các bài tập cho vùng đầu gối tại các phòng tập thể dục. Tương tự như các vùng trên, chăm chỉ khởi động các bài tập bổ trợ trước mỗi lần tập luyện hay thi đấu. Đặc biệt, khi đầu gối bị chấn thương, đừng quên sử dụng chiếc nẹp đầu gối để xử lý tình huống này.

Chấn thương vùng tay

Rất đáng ngạc nhiên vì chấn thương này lại không phổ biến trong môn thể thao này. Trong khi người chơi chủ yếu sử dụng tay để chơi bóng rổ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ khoảng 11% các thương tích xảy ra ở phần tay và cổ tay.

Hãy phòng ngừa chấn thương này bằng cách giữ tay và cổ tay luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Đảm bảo tay luôn trong tầm nhìn của bạn. Đặc biệt khi có ai đó chuyền bóng cho bạn. Nhìn xa trước khi bạn đánh bóng là 1 cách tuyệt vời để bảo vệ tay. Chú ý luôn để ý người khác đang chơi trên sân. Càng ít va chạm với người khác càng tốt.

Chấn thương vùng đầu

Trong khi chơi, các tình huống đập mặt vào bóng hay vào tay người khác có thể dẫn đến tổn thương cho mặt hay đầu. Để phòng ngừa loại tổn thương này, chỉ có cách duy nhất đó là hạn chế xảy ra va chạm với vùng mặt và đầu. Hơn thế nữa, khi có bất cứ dấu hiệu chấn thương nào, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Tóm lại, để hạn chế tối đa các chấn thương, bạn cần trang bị cho mình những bộ quần áo bóng rổ, những đôi giày bóng rổ chơi tốt nhất và những bộ đồ bảo hộ an toàn nhất.

Lời kết

Nếu bị chóng mặt hoặc nặng đầu sau các pha va chạm, VĐV cần nghỉ ngay lập tức và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế. Chấn thương trong bóng rổ có rất nhiều loại. Có thể đến từ rất nhiều cách va chạm. Vì vậy, độ nặng nhẹ cũng rất khác nhau. Cần có chuyên gia y tế tư vấn và chữa trị kịp thời nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *