Bóng bàn là một bộ môn thể thao khó so với các bộ môn khác. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều người theo học, và cũng nhiều người có ước mơ trở thành vận động viên bóng bàn. Bóng bàn không những khó chơi mà còn khó trong việc nhìn nhận đối thủ đang ở mức độ nào. Cũng như các bộ môn thể thao bóng khác, nó đều có những kỹ thuật, kĩ năng mà bạn cần nắm bắt. Bộ môn này rất khó nên bạn cần phải học kĩ càng và nắm vững kiến thức đó. Kĩ năng mà khá nhiều người quan tâm đó chính là giao bóng. Giao bóng có rất nhiều kiểu, tuy nhiên, bạn cần chọn ra kiểu giao bóng làm chủ đạo. Vậy kiểu giao bóng nào thích hợp nhất, hãy đoc bài viết sau để biết nhé.
Tìm hiểu sơ về bộ môn bóng bàn
Bóng bàn là một môn thể thao khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nó có nguồn gốc ban đầu từ nước Anh vào khoảng những năm 1860 và 1870. Sau đó thì bộ môn thể thao này đã phát triển rất nhanh chóng tại nước Anh. Đến năm 1926 thì hiệp hội bóng bàn thế giới được thành lập với tên viết tắt là ITTF. Trong các cuộc thi đấu thì chúng ta cần nắm rõ luật bóng bàn để thi đấu nghiêm túc. Nắm rõ các kỹ năng cần thiết, một số kỹ thuật tốt để thi đấu.
Nên dùng kiểu giao bóng nào để làm chủ đạo?
Trong một trận thi đấu bóng bàn, việc thi đấu với các đối thủ ngang trình độ thì rất khó phát hiện ra đối phương có những điểm mạnh và điểm yếu nào để ta khai khác và ghi điểm. Tuy nhiên việc đến lượt ta cầm quyền giao bóng rất quan trọng để ta áp dụng vào chiến thuật khai thác các điểm yếu của đối thủ. Từ đó ta phát huy hết khả năng giành thắng lợi cao nhất.
Vì vậy, ta cần học kiểu giao bóng nào làm chủ đạo để từ đó ta sẽ làm các kiểu giao bóng khác nhau như một biến thể, có thể gây bất lợi cho đối phương trong từng thời điểm thi đấu và luôn giữ trạng thái tâm lý tốt nhất, cũng như việc khống chế đỡ giao bóng, là việc làm khó khăn hơn khi ta nắm giữ giao bóng. Theo các bạn ta nên học kiểu giao bóng nào làm chủ đạo?…Đó là ta nên học kiểu giao bóng ngắn trên bàn (gần bàn) làm chủ đạo.
Việc giao bóng ngắn trên bàn có lợi ích gì?
– Vì kiểu giao bóng ngắn gần bàn sẽ hạn chế tình huống tấn công bóng trên bàn của đối phương. Nhưng lại vừa thuận lợi khi ta đánh trả lại cú trả giao bóng của đối phương.
– Là cơ sở hình thành các kiểu giao bóng khác nhau để khai thác các điểm yếu của đối phương đang mắc phải trong các tình huống bóng diễn ra trên bàn (tốc độ, điểm rơi, độ xoáy…)
– Luôn tạo ra tình huống thuận lợi hơn so với các kiểu giao bóng khác. Vì theo nguyên tắc, khi ta giao bóng càng khó thì khi đối phương đánh trả được cú giao bóng cũng sẽ gây khó khăn ngược lại ta.
– Sẽ thuận lợi hơn khi ta áp dụng các kiểu giao bóng này vào những thời điểm quan trọng trong trận đấu.
– Khi giao bóng gần bàn đòi hỏi cổ tay chúng ta có khả năng giao bóng được linh hoạt hơn.
Một số lưu ý mà bạn cần phải biết
– Luôn cố gắng nhớ rõ các tính huống đối phương thường đánh trả khi ta thực hiện giao bóng kiểu này, để nắm bắt được điểm yếu đối thủ khi đối phương thực hiện giao bóng hay đánh trả.
– Hãy học nhiều kiểu giao bóng khác nhau, để có thể áp dụng các chiến thuật thi đấu đa dạng hơn đối với từng lối chơi.
– Cách giao bóng ngắn bàn các bạn có thể tham khảo vào bài học trước.