Chơi bóng bàn hãy tránh những lỗi này nếu không muốn bị chấn thương

Chơi bóng bàn hãy tránh những lỗi này nếu không muốn bị chấn thương

Bóng bàn là một trò chơi bao gồm 2 hoặc 4 người. Họ có nhiệm đánh một quả bóng nhẹ qua một bàn cứng được chia bằng lưới bằng cách sử dụng vợt bóng bàn. Luật chơi bóng bàn rất đơn giản. Sau khi giao bóng, hai bên sẽ đánh bóng sao cho nó chạm vào sân của đối phương. Kết thúc ván đấu bên bị bóng chạm sân nhiều nhất sẽ là người thua cuộc. Bóng bàn thường được coi là tương đối an toàn vì nó không liên quan đến chuyển động nhiều như quần vợt hay là cầu lông. Dù vậy, nếu coi thường và không tìm hiểu tư thế kỹ trước khi chơi, một số chấn thương bóng bàn nghiêm trọng vẫn có thể sẽ xảy ra với bạn khi chơi.

Bất kỳ môn thể thao nào cũng có thể gây chấn thương

đánh bóng

Bóng bàn được bắt đầu vào cuối những năm 1880 ở Anh thời Victoria bởi những người yêu thích trò chơi. Những người này đã cố gắng tạo ra một trò chơi vận động trong nhà và đã rất thành công vào thời điểm đó. Hầu hết các chấn thương có thể xảy ra là do chơi quá sức. Điều quan trọng là bạn phải giữ gìn sức khỏe thông qua các bài tập. Nên khởi động để đảm bảo bạn không bị căng cơ cũng như không nên tập luyện quá sức.

Trong quá trình chơi và tập luyện bóng bàn việc bị chấn thương là điều khó tránh khỏi. Một kiểu chấn thương mềm mà ở bất kì môn thể thao nào cũng gặp mà người chơi nên chú ý là: gân – cơ – dây chằng. Chúng có nhiều mức độ khác nhau. Có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức. Co rút cơ đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn, rách hay dập…

Tổn thương dây chằng, gân, cơ gồm 3 độ:

  • Cấp Độ 1: Dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng bó sợi bị rách 25%
  • Cấp Độ 2: Dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi.
  • Cấp Độ 3: Đứt hoàn toàn số sợi cơ hay dây chằng

Bạn sẽ dễ dàng gặp chấn thương bóng bàn nếu mắc lỗi cơ bản

lỗi chơi bóng

  • Đầu tiên là trong lúc khởi động trước khi chơi, có thể khởi động sai (thời gian – khối lượng – vị trí) sẽ làm ta dễ bị chấn thương nhẹ.
  • Tập luyện bóng bàn quá tải, quá sức.
  • Thiếu dụng cụ hỗ trợ,bảo vệ – dụng cụ bóng bàn thi đấu không lành lạnh – sân bãi xấu
  • Tâm lý – kinh nghiệm thi đấu còn kém ( thường gặp phải ở người mới chơi)
  • Nhiệt độ trong khu vực luyện tập bóng bàn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt. Người học đang ốm hay mất ngủ mà đã tập luyện với cường độ cao dễ chấn thương không đáng có.
  • Cố chơi hay tập luyện khi bản thân cơ thể đang bị chấn thương. Gây nghiêm trọng hơn.
  • Xảy ra xung đột với cổ động viên, với đối thủ (điều này hiếm khi xảy ra)

Nói chung, bóng bàn luôn được coi là một trò chơi ít rủi ro. Vì nó thường ít tiếp xúc và được chơi trong một môi trường có kiểm soát. Tuy nhiên, từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng chấn thương bóng bàn hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí là vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên việc chuẩn bị cả về thể lực cũng như kiến thức trước khi bắt đầu không hề thừa thãi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *