Bóng bàn là môn thể thao giúp ta rèn luyện nhiều kĩ năng phản xạ cùng sức bền cho cơ thể. Tuy nhiên để có thể tận dụng tốt những lợi ích mà bóng bàn đem lại thì điều quan trọng là phải chơi đúng kĩ thuật. Trong số dó, việc cầm vợt bóng bàn là kĩ năng cơ bản và sơ cấp nhất đối với người chơi. Với cách cầm vợt chính xác sẽ giúp cho cổ tay được linh hoạt hơn, giúp hạn chế được các tổn thương xương khớp, đồng thời giúp người tập có nền tảng để phát triển kên các kĩ thuật nâng cao. Trong bài viết này sẽ giới thiệu với bạn về cách cầm vợt bóng chày cở bản và một số lưu ý nhất định.
Cách cầm vợt bóng bàn cơ bản
Cầm vợt bóng bàn là một trong những kỹ năng cơ bản nhất và bắt buộc của người mới chơi. Cách cầm vợt chuẩn xác sẽ giúp cho người chơi nâng cao được sự linh hoạt cho bàn tay. Tạo cơ sở học tập các kỹ năng nâng cao trong quá trình tập luyện bóng bàn. Ngược lại nếu bạn cầm vợt sai thì kỹ thuật và chiến lược tập luyện sẽ bị sai. Vậy như thế nào là cách cầm vợt bóng bàn đúng? Hiện nay có 2 cách cầm vợt cơ bản trong môn thể thao bóng bàn chuyên nghiệp. Đó là cách cầm vợt ngang và cách cầm vợt dọc.
Cầm vợt dọc
Cách cầm này phù hợp với những người có trình độ cao và đã chơi bóng bàn lâu năm. Cách cầm vợt này có ưu điểm là đẩy và chặn trái tay rất tốt. Thuận tiện cho việc tấn công bóng dồn dập trong bàn tương đối linh hoạt và hiệu quả. Cách cầm vợt này mang lại lợi thế đánh với khu vực rộng lớn và trái tay và thuận tay. Tuy nhiên nhược điểm của nó chính là khó nắm chặt vợt. Đặc biệt các vận động viên chuyên nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản đều được xem là bậc thầy của cách cầm vợt này.
Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh: Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay). Cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ. Đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt. Đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 – 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa.
Cầm vợt ngang
Cách này thích hợp với lối đánh bóng bàn hai mặt và cắt bóng cùng líp bóng vòng cung trái tay hiệu quả. Phạm vi quán xuyến của đường bóng lớn. Cách cầm vợt này thường được các vận động viên người Châu Âu thực hiện. Đối với cách cầm vợt ngang loại hình tấn công thì ngón cái duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt. Ngón trỏ duỗi chếch tự nhiên áp sát phía sau vợt. Dùng đốt thứ nhất của ngón trỏ chống giữ vợt, đầu vợt hơi chếch lên trên. Nếu so sánh với cách cầm vợt loại hình cắt bóng tấn công thì cách này tương đối ổn định.
Cầm vợt bóng bàn cần lưu ý điều gì?
– Khi mới tập chơi thì bạn cầm vợt phải ổn định. Không nên thay đổi cách cầm vợt trong quá trình tập luyện. Nhằm đảm bảo các động tác đánh bóng được ổn định và chắc chắn nhất.
– Khi chơi không nên cầm vợt quá chặt hoặc quá lỏng. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính linh hoạt của cổ tay và ngón tay khi đánh bóng. Còn nếu như bạn đánh quá lỏng thì sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đường bóng. Do đó tỷ lệ bóng vào bàn sẽ bị suy giảm.
– Bạn dựa vào sự yêu thích và đặc điểm kỹ thuật của bản thân mà bạn nên chọn cho mình phương pháp cầm vợt bóng bàn thích hợp. Ví dụ nếu như bạn thích lối chơi tấn công chủ động thì có thể cầm vợt dọc. Còn bạn thích đánh líp bóng thuật thì tốt nhất nên cầm vợt ngang.